top of page

Quy trình thủ tục thành lập công ty và một số lưu ý



Ngày nay việc thành lập công ty đã có những thuận lợi, dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trước rất nhiều. Vậy quy trình thành lập công ty gồm những bước cơ bản như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé:


Đăng ký thành lập doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?


Bạn có nhu cầu muốn lập nghiệp và bạn đang tìm kiếm vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, nhiều doanh nhân lại không rành về luật để biết các quy định mà pháp luật ban hành cho công ty mới. Vì vậy bài viết này sẽ điểm qua các thông tin cần thiết cho bạn.

Khi đăng ký doanh nghiệp thì người có quyền được thành lập công ty được phát luật quy định như thế nào? Đầu tiên căn cứ theo Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về người không có quyền thành lập doanh nghiệp như:


  • Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, hay các công viên nhân chức không được thành lập để đem lại mục tiêu lợi nhuận riêng cho bản thân mình

  • Các cá nhân không thể điều khiển được hành vi nhân sự của bản thân thì cũng không có quyền được đứng ra thành lập

  • Những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng không được phép thành lập là đương nhiên.


Đó là những đối tượng được đề cập để minh chứng và còn một số đối tượng khác được quy định trong Điều 17 này. Vì vậy nếu như doanh nghiệp không nằm trong danh sách trên thì có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.


Bên cạnh đó người muốn lập nghiệp cũng nên tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp, quy trình và thủ tục thành lập công ty để có thể hoàn thành ý định này. Chuẩn bị giấy tờ để đăng ký doanh nghiệp như Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp , bảo sao chứng minh nhân dân cũng là một trong những điều quan trọng.


Hơn nữa, hãy tìm hiểu kỹ các thông tin về các loại thủ tục thành lập doanh nghiệp phù hợp với các loại hình chẳng hạn như Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên bao gồm những gì, hay doanh nghiệp tư nhân và những điều cần biết, có thể tham khảo tại bài viết về Thành lập công ty cần những gì? Câu hỏi của doanh nhân muốn thành lập lập doanh nghiệp để có thể hiểu rõ hơn.


Chọn nơi đăng ký thành lập doanh nghiệp uy tín cũng chính là một điểm cộng tiện lợi cho nhiều khách hàng nếu như chưa thực hiện qua việc như vậy bao giờ. Quang Minh là lựa chọn lý tưởng cho việc này bởi chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ thành lập công ty, giải quyết các vấn đề thủ tục pháp lý như giấy phép kinh doanh,...được nhiều khách hàng tìm kiếm lựa chọn.


Hồ sơ chuẩn bị thành lập công ty là gì?


Với loại hình công ty nào bạn cũng phải đều cần giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hết. Mà bạn đã chọn cho mình loại hình doanh nghiệp hay chưa, nếu chưa hãy tham khảo: Các loại hình doanh nghiệp phổ biến - Công ty Quang Minh để biết thêm thông tin nhé.


Giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công nhân hoặc hộ chiếu phải được chứng thực.


Chi tiết thủ tục thành lập công ty


Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty kinh doanh


Ngày nay có nhiều loại hình doanh nghiệp được nhà nước công nhận pháp lý, giúp cho việc thành lập công ty được đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Trong đó có thể kể đến 4 loại hình phổ biến như sau:


  • Công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Công ty cổ phần

  • Công ty hợp danh

  • Doanh nghiệp tư nhân


Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu nhược điểm cũng như được áp dụng những pháp lý khác nhau như khả năng chuyển nhượng huy động vốn, đóng thuế,... dựa vào những nguồn lực hiện có và định hướng phát triển công ty mà có thể chọn loại doanh nghiệp để thành lập cho phù hợp.


Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ về thành lập doanh nghiệp


Trong quy trình thành lập công ty , sau khi lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp, các chủ đầu tư phải tiến hành xác định các yếu tố quan trọng sau: tên công ty, Người đại diện pháp luật hợp pháp, chức danh của người đại diện, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, loại hình kinh doanh.


Tiếp đó, chủ đầu tư tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ về thủ tục thành lập doanh nghiệp và nộp về Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty . Cơ bản gồm có:


  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

  • Điều lệ công ty

  • Danh sách thành viên và giấy tờ chứng thực thành viên

  • Văn bản xác định vốn pháp định

  • Giấy ủy quyền cho thành viên thực hiện thủ tục


Bước 3: Khắc con dấu pháp nhân


Con dấu pháp nhân được phát hành theo quy định và sự quản lý của nhà nước, nó xác nhận tính pháp lý của tài liệu, văn bản của doanh nghiệp.


Khi đã có mã số thuế và giấy phép kinh doanh thì công ty đem bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến các cơ sở được cấp phép để khắc con dấu pháp nhân. Sau đó con dấu sẽ chuyển cho công an tỉnh, thành phố để kiểm tra thông tin đăng ký doanh nghiệp và sẽ trả hoàn lại cho doanh nghiệp khi hoàn tất công việc.


Bước 4: Thực hiện công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp


Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp tại Website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.


Muốn thành lập công ty cần những điều kiện gì?


Điều kiện về các cổ đông góp vốn, người thành lập công ty


Không có những quy định về trình độ bằng câp, nơi đăng ký hộ khẩu… của người thành lập doanh nghiệp, chỉ cần người đó có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không nằm trong những trường hợp bị phát luật cấm (tâm thần, đang thi hành án,…) thì đều có thể đứng ra thành lập công ty.


Đối vơi trường hợp người đại diện pháp luật thì sẽ có thêm một sô yêu cầu nhất định ví dụ như cá nhân đó đang là người đại diện pháp luật của một doanh nghiệp đang nợ thuế thì không được làm người đại diện của doanh nghiệp này.


Điều kiện về loại hình công ty


Có 3 loại hình công ty chính mà doanh nghiệp có thể đủ điểu kiện đăng ký thành lập


  • Công ty tư nhân: chỉ có một thành viên đứng ra thành lập công ty và cũng là người đại diện pháp luật

  • Công ty TNHH: Có từ 2 tới 50 thành viên

  • Công ty cổ phần: có trên 3 cổ đông trở lên


Điều kiện về tên công ty


Theo Luật Doanh Nghiệp, tên doanh nghiệp phải bao gồm 2 thành phần: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng công ty. Trong đó tên riêng của công ty không nhầm lẫn hoặc trùng với tên của các doanh nghiệp khác (trong quốc gia), trừ trường hợp doanh nghiệp đó đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản.


Điều kiện về trụ sở chính của công ty


Điều 43 Luật doanh nghiêp năm 2014, có ghi những quy định về trụ sở của công ty như sau: “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”


Thêm vào đó trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt ở địa chỉ là chung cư, nhà tập thể. Và có những quy định cho một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt.


Điều kiện về vốn điều lệ


Đôi khi, dựa theo mô hình hoạt động dự kiến của công ty, người muốn thành lập công ty muốn đăng kí vốn điều lệ cáo nhưng số vốn hiện có không đủ thì có được không. Trong luật Doanh nghiệp thì không có điều khoản nào quy định bắt buộc khi đăng ký thành lập công ty thì phải chứng minh có đủ số vốn điều lệ, nên anh/chị có thể đăng kí số vốn điều lệ trước cũng được.


Điều kiện về ngành nghề kinh doanh


Ngành nghề kinh doanh phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, nếu không ngành đó phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.


Nêu đăng kí những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện thành lập công ty đó.


Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page